Toàn bộ hoạt động giáo dục đại học của Đại học Khai phóng Paris được kiểm soát và tuân thủ theo Hệ thống kiểm soát chất lượng Đại học của Liên Minh Châu Âu EGS (Standards and Guidelines for Quality Assurance in the European Higher Education Area). Không chỉ tuân thủ EGS, Đại học khai phóng Paris còn tuân thủ và đáp ứng các hệ thống kiểm định quốc tế ở cả cấp tổ chức và cấp chương trình.

Giới thiệu về Hệ thống kiểm soát chất lượng EGS:

Đảm bảo chất lượng (quality assurance) và duy trì các kiểm định (accreditation) là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Paris-U và nguyên tắc này cũng là nguyên tắc đầu tiên trong Paris-U A.C.T (Accreditation – Change – T-Shape model). Với định hướng đảm bảo chất lượng xuyên suốt các hoạt động, Paris-U triển khai tất cả quá trình (process), quy trình (procedures) tuân thủ các quy chuẩn chất lượng do Liên Minh Châu Âu ban hành và các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế khác.

Việc đảm bảo chất lượng đào tạo đại học không chỉ giúp Paris-U tự tin triển khai chương trình đào tạo đại học và gia tăng cơ hội cải tiến hệ thống quản lý, mà còn đảm bảo văn bằng, chứng chỉ của Paris-U được công nhận rộng rãi.

Đại học Khai phóng Paris áp dụng ESG (Standards and Guidelines for Quality Assurance in the European Higher Education Area) như là một nền tảng đảm bảo chất lượng cho toàn bộ hoạt động, đảm bảo tính minh bạch, khả năng giải trình cũng như hỗ trợ cho quá trình kiểm định chất lượng định kỳ nội bộ và bên ngoài.

The Standards and Guidelines for Quality Assurance in the European Higher Education Area (ESG) là bộ tiêu chuẩn được thông qua bởi các bộ trưởng bộ giáo dục của các quốc gia Châu Âu từ năm 2005 theo đề xuất của ENQA (European Association for Quality Assurance in Higher Education) với sự hợp tác của Cao Uỷ Sinh viên Châu Âu (European Students’ Union (ESU), Liên hiệp Châu Âu về Giáo dục đại học (the European Association of Institutions in Higher Education (EURASHE)) và Hiệp hội các trường Đại học Châu Âu (the European University Association (EUA)).

Từ khi ra đời năm 2005, các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ESG đóng góp rất lớn cho việc đảm bảo chất lượng đào tạo đại học, hỗ trợ cho quy trình Bologna như công nhận lẫn nhau thông qua khung năng lực Châu Âu EQF, công nhận quá trình đào tạo chính quy và phi chính quy, công nhận năng lực dựa vào tiêu chuẩn đầu ra (learning outcome)… tất cả đã giúp hình thành một cộng đồng đào tạo đại học không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn có tính liên thông, thấu hiểu và công nhận lẫn nhau giữa các hệ thống giáo dục.

Trong bối cảnh giáo dục thế giới có nhiều thay đổi, đặc biệt các mô hình giáo dục mới hình thành, tác động của đào tạo trực tuyến cũng như xu hướng học tập suốt đời, năm 2012, Hội đồng Bộ Trưởng các quốc gia Châu Âu đã mời nhóm đảm bảo chất lượng E4 (ENQA, ESU, EUA, EURASHE), với sự hợp tác của Education International (EI), BUSINESSEUROPE và the European Quality Assurance Register for Higher Education (EQAR) để tiến hành nghiên cứu và điều chỉnh một số tiêu chuẩn của ESG nhằm hướng đến “tính minh bạch, tính có thể áp dụng, tính thực tiễn của các tiêu chuẩn”.

Phiên bản mới đã được sự tư vấn của rất nhiều các chuyên gia, không chỉ trong lĩnh vực giáo dục đại học mà còn các chuyên gia trong các hệ thống doanh nghiệp, các đơn vị hành pháp, lập pháp cũng như các bên thứ ba liên quan để hình thành một hệ thống chất lượng đại học chặt chẽ, minh bạch và có tính liên kết cao như hiện nay.

Hiện nay, EGS được xem là tiêu chuẩn vàng cho chất lượng đào tạo đại học của Châu Âu với sự tham gia và công nhận của:

  • European Association for Quality Assurance in Higher Education (ENQA)
  • European Students’ Union (ESU)
  • European University Association (EUA)
  • European Association of Institutions in Higher Education (EURASHE)
  • Education International (EI)
  • BUSINESSEUROPE
  • European Quality Assurance Register for Higher Education (EQAR)

ESG là bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn nhằm đảo bảo chất lượng cho đào tạo đại học, hỗ trợ cho quá trình đánh giá nội bộ cũng như đánh giá bên ngoài. EGS là tiêu chí và hướng dẫn kiểm soát chất lượng, không phải là đơn vị cấp kiểm định chất lượng. 

Toàn bộ hệ thống kiểm soát chất lượng của Đại học Khai phóng Paris được tiến hành thông qua 3 nhóm kiểm soát với nền tảng là các tiêu chuẩn chất lượng được ban hành bởi Liên Minh Châu Âu, bao gồm và không giới hạn trong EGS.

3 nhóm kiểm soát chất lượng của Đại học Khai phóng Paris bao gồm:

  • Hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ.
  • Hệ thống đánh giá bên ngoài, bao gồm hoạt động đánh giá định kỳ, đánh gía đột xuất và End-Point Assessment.
  • Tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng bổ sung của các đơn vị kiểm định độc lập đã và đang kiểm định Đại học Khai phóng Paris.

Toàn bộ quy trình của Paris-U đáp ứng nguyên tắc cải tiến chất lượng liên tục PDCA.

Đại học Khai phóng Paris áp dụng triệt để và đáp ứng các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng cho đào tạo đại học của Liên Minh Châu Âu ESG nhằm:

  • Hình thành một hệ thống quản lý có chất lượng phục vụ cho việc dạy và học ở bậc đại học ở cấp độ quốc tế (toàn Châu Âu và các vùng lãnh thổ mà Paris-U có campus thành viên), ở cấp độ quốc gia (nội dung đào tạo và các quy chuẩn chương trình của Paris-U tương thích với khung năng lực Quốc gia Pháp) và ở cấp độ trường đại học (giúp Paris-U đảm bảo chất lượng quy trình và gia tăng cơ hội cải tiến và đảm bảo chất lượng).
  • Xây dựng sự tương đồng về chương trình giữa các trường đại học toàn Châu Âu nhằm đảm bảo tận dụng tối đa quy trình công nhận lẫn nhau văn bằng và quy trình Bologna.
  • Xây dựng sự tin cậy lẫn nhau về chất lượng giữa các đại học trong khu vực Châu Âu cũng như các đại học áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học tương thích và/hoặc tương ứng.
  • Cung cấp thông tin cho các hoạt động kiểm định và công nhận độc lập của Châu Âu và các đơn vị kiểm định độc lập uy tín mà Đại học khai phóng Paris chọn và được đánh giá.
  • Gíup học viên, phụ huynh và các bên hữu quan có thông tin về kiểm soát chất lượng của Paris-U một cách đầy đủ, minh bạch và trung thực.
  • Đảm bảo công bằng trong xét tuyển, tránh phân biệt chủng tộc, giới tính, tránh vi phạm quyền học tập suốt đời, quyền con người, quyền thông tin.
  • Tránh và chống các hoạt động truyền thông sai sự thật và các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.

Paris-U và đảm bảo chất lương nội bộ:

Đại học Khai phóng Paris là đại học khai phóng đầu tiên dành cho sau đại học. Paris-U áp dụng nguyên tắc Paris-U A.C.T xuyên suốt tất cả các hoạt động:

  • Accredited: Chương trình được kiểm định và công nhận quốc tế.
  • Change: Có thể chuyển đổi sang chuyên ngành khác và lấy thêm bằng chỉ trong 06 tháng.
  • T-Shaped: Cung cấp năng lực và kỹ năng để hình thành chuyên gia nhóm “T-Shaped”.

The Standards and Guidelines for Quality Assurance in the European Higher Education Area (ESG) là bộ tiêu chuẩn được thông qua bởi các bộ trưởng bộ giáo dục của các quốc gia Châu Âu từ năm 2005 theo đề xuất của ENQA (European Association for Quality Assurance in Higher Education) với sự hợp tác của Cao Uỷ Sinh viên Châu Âu (European Students’ Union (ESU), Liên hiệp Châu Âu về Giáo dục đại học (the European Association of Institutions in Higher Education (EURASHE)) và Hiệp hội các trường Đại học Châu Âu (the European University Association (EUA)).

Từ khi ra đời năm 2005, các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ESG đóng góp rất lớn cho việc đảm bảo chất lượng đào tạo đại học, hỗ trợ cho quy trình Bologna như công nhận lẫn nhau thông qua khung năng lực Châu Âu EQF, công nhận quá trình đào tạo chính quy và phi chính quy, công nhận năng lực dựa vào tiêu chuẩn đầu ra (learning outcome)… tất cả đã giúp hình thành một cộng đồng đào tạo đại học không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn có tính liên thông, thấu hiểu và công nhận lẫn nhau giữa các hệ thống giáo dục.

Trong bối cảnh giáo dục thế giới có nhiều thay đổi, đặc biệt các mô hình giáo dục mới hình thành, tác động của đào tạo trực tuyến cũng như xu hướng học tập suốt đời, năm 2012, Hội đồng Bộ Trưởng các quốc gia Châu Âu đã mời nhóm đảm bảo chất lượng E4 (ENQA, ESU, EUA, EURASHE), với sự hợp tác của Education International (EI), BUSINESSEUROPE và the European Quality Assurance Register for Higher Education (EQAR) để tiến hành nghiên cứu và điều chỉnh một số tiêu chuẩn của ESG nhằm hướng đến “tính minh bạch, tính có thể áp dụng, tính thực tiễn của các tiêu chuẩn”.

Phiên bản mới đã được sự tư vấn của rất nhiều các chuyên gia, không chỉ trong lĩnh vực giáo dục đại học mà còn các chuyên gia trong các hệ thống doanh nghiệp, các đơn vị hành pháp, lập pháp cũng như các bên thứ ba liên quan để hình thành một hệ thống chất lượng đại học chặt chẽ, minh bạch và có tính liên kết cao như hiện nay.

Hiện nay, EGS được xem là tiêu chuẩn vàng cho chất lượng đào tạo đại học của Châu Âu với sự tham gia và công nhận của:

  • European Association for Quality Assurance in Higher Education (ENQA)
  • European Students’ Union (ESU)
  • European University Association (EUA)
  • European Association of Institutions in Higher Education (EURASHE)
  • Education International (EI)
  • BUSINESSEUROPE
  • European Quality Assurance Register for Higher Education (EQAR)

ESG là bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn nhằm đảo bảo chất lượng cho đào tạo đại học, hỗ trợ cho quá trình đánh giá nội bộ cũng như đánh giá bên ngoài. EGS là tiêu chí và hướng dẫn kiểm soát chất lượng, không phải là đơn vị cấp kiểm định chất lượng. 

Toàn bộ hệ thống kiểm soát chất lượng của Đại học Khai phóng Paris được tiến hành thông qua 3 nhóm kiểm soát với nền tảng là các tiêu chuẩn chất lượng được ban hành bởi Liên Minh Châu Âu, bao gồm và không giới hạn trong EGS.

3 nhóm kiểm soát chất lượng của Đại học Khai phóng Paris bao gồm:

  • Hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ.
  • Hệ thống đánh giá bên ngoài, bao gồm hoạt động đánh giá định kỳ, đánh gía đột xuất và End-Point Assessment.
  • Tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng bổ sung của các đơn vị kiểm định độc lập đã và đang kiểm định Đại học Khai phóng Paris.

Toàn bộ quy trình của Paris-U đáp ứng nguyên tắc cải tiến chất lượng liên tục PDCA.

Đại học Khai phóng Paris áp dụng triệt để và đáp ứng các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng cho đào tạo đại học của Liên Minh Châu Âu ESG nhằm:

  • Hình thành một hệ thống quản lý có chất lượng phục vụ cho việc dạy và học ở bậc đại học ở cấp độ quốc tế (toàn Châu Âu và các vùng lãnh thổ mà Paris-U có campus thành viên), ở cấp độ quốc gia (nội dung đào tạo và các quy chuẩn chương trình của Paris-U tương thích với khung năng lực Quốc gia Pháp) và ở cấp độ trường đại học (giúp Paris-U đảm bảo chất lượng quy trình và gia tăng cơ hội cải tiến và đảm bảo chất lượng).
  • Xây dựng sự tương đồng về chương trình giữa các trường đại học toàn Châu Âu nhằm đảm bảo tận dụng tối đa quy trình công nhận lẫn nhau văn bằng và quy trình Bologna.
  • Xây dựng sự tin cậy lẫn nhau về chất lượng giữa các đại học trong khu vực Châu Âu cũng như các đại học áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học tương thích và/hoặc tương ứng.
  • Cung cấp thông tin cho các hoạt động kiểm định và công nhận độc lập của Châu Âu và các đơn vị kiểm định độc lập uy tín mà Đại học khai phóng Paris chọn và được đánh giá.
  • Gíup học viên, phụ huynh và các bên hữu quan có thông tin về kiể soát chất lượng của Paris-U một cách đầy đủ, minh bạch và trung thực.
  • Đảm bảo công bằng trong xét tuyển, tránh phân biệt chủng tộc, giới tính, tránh vi phạm quyền học tập suốt đời, quyền con người, quyền thông tin.
  • Tránh và chống các hoạt động truyền thông sai sự thật và các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.

Comments are closed.

Close Search Window